SỐNG TIN MỪNG TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Kể từ sau biến cố “Nhân văn – Giai phẩm”(1), đất nước ta dường như không còn một “môi trường đại học” theo đúng nghĩa. Có một số nhận định rằng: giáo dục đại học ở Việt nam bây giờ, thực chất chỉ là “trung học cấp IV”. Xét theo nghĩa đại học là một môi trường mà ở đó các sinh viên có quyền được nghĩ, được quyền tranh luận, được ý kiến và chính là nơi hình thành nên thái độ của mình.
Tinh thần đại học là tinh thần của người trưởng thành, có nghĩa là phải có suy tư và lựa chọn của cá nhân, phải thoát khỏi cái khuân khổ học “phổ thông” để lựa chọn một cách chuyên sâu. Nền “giáo dục phổ thông” chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho ta một kiến thức “bách khoa” để tạo nên một mặt bằng kiến thức căn bản. Các “học sinh” trong giai đoạn này được cung cấp các kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, một lĩnh vực một chút để tạo nên một mặt bằng chung trong xã hội. Còn môi trường đại học,  nơi mà các bạn phải khẳng định “tôi là tôi”.

Cũng kể từ biến cố "NV-GP”, đại học tại nước ta bị “siết lại” và chỉ có “đường lối đúng đắn” mới được giảng dạy trong các trường đại học. Trong đại học không còn “triết lý giáo dục” sở dĩ là vì triết lý giáo dụcthiết yếu thì ngược lại với thể chế “toàn trị” của chế độ xã hội. Thể chế toàn trị không chỉ giới hạn quyền tự do mà còn “tái cấu trúc tinh thần” để buộc mọi người phải theo một luồng tư tưởng mà chế độ toàn trị đặt ra.

Đứng trước hiện trạng này, các bạn trẻ nói chung và cách riêng với các bạn trẻ Công giáo cần phải làm gì? Câu hỏi đặt ra cho các bạn trẻ: các bạn mong đợi gì ở nhà trường? sống theo Tin mừng thì các bạn có thể học hỏi được gì?
Đây cũng là một trong những câu hỏi được Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường đặt ra trong buổi nói chuyện với giới trẻ Đức Mẹ Lên Trời ngày 29 tháng 09 năm 2013. Buổi nói chuyện với chủ đề “Sống Tin Mừng trong môi trường giáo dục” nằm trong chương trình sinh hoạt Giới trẻ Đức Mẹ Lên Trời (GTĐMLT), niên khoá 2013-2014 của Ban Mục vụ Giới trẻ Đức Mẹ Lên Trời (BMVGT ĐMLT). T.s  Đỗ Mạnh Cường đã từng là Viện trưởng viện Nghiên cứu giáo dục. Với thâm niên gần 40 trong vai trò là Nhà giáo dục, T.s  đã chia sẻ với các bạn trẻ về kinh nghiệm, hay đúng hơn là những trải nghiệm khi được lớn lên trong môi trường Giáo dục XHCN của T.s. Sự kiện nước Nga trở lại vào những năm 90 của thế kỷ 20, T.s Đỗ Mạnh Cường đã được chứng kiến và trải nghiệm trực tiếp trong quá trình du học tại đây, ngay tại thời điểm đó. Trong suốt quá trình học tập, T.s đều lấy cảm hứng từ Tin Mừng. Việc chia sẻ với các bạn trẻ, T.s cảm thấy như là một “nghĩa vụ phải làm vì quá nhiều điều Chúa đã ban cho mình”.
Mở đầu cho phần nội dung của đề tài, T.s giúp các bạn trẻ hiểu “môi trường” là những vật chất, con người, tri  thức, các đoàn thể, các nhóm…. Và đi sâu hơn, đó là “môi trường giáo dục”, theo Ts môi trường giáo dục chính là môi trường các bạn trẻ đang sống và học tập, nơi mà các bạn dành đa phần thời gian cho nó, và chính nơi mà các bạn trẻ trưởng thành về thể lý – tâm lý – tâm lin. Đặc biệt đối với các bạn trẻ có “đức tin” thì môi trường chính là nơi mà “Thiên Chúa gửi chúng ta đến để làm chứng tá”. Việc làm chứng tá Tin mừng không phụ thuộc vào việc chúng ta tụ hợp lại với nhau một chỗ mới có thể làm chứng được, nhưng mà là chính việc chúng ta hiện diện như thế nào trong môi trường đó.
Với các bạn trẻ nói chung, mối tương quan với môi trường chủ yếu là tương quan về vật chất, về thể lý nhưng đối với các bạn trẻ công giáo thì còn phải xét thêm mối tương quan cả về tâm lý và tâm linh.
Môi trường mà các bạn trẻ ngày nay gắn bó và chiếm đa phần thời gian của chính là môi trường nhà trường. Vậy các bạn trẻ ngày nay mong đợi gì từ môi trường này? Đa số các bạn trẻ đã tạm thoả mãn với điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường, tuy nhiên, các bạn còn mong muốn được sự quan tâm hơn, mong có được một nền tri thức thực sự.
Vấn đề “tri thức thực sự” mà các bạn mong mỏi cũng là một vấn đề chung của nền giáo dục XHCN Việt nam ngày nay. Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng. T.s mượn lời nhận định của Giáo sư Hoàng Tụy(2) để làm dẫn chứng. Nhận định như sau: nền giáo dục hiện nay đang mắc phải những căn bệnh trầm trọng như bệnh thiếu sự thật, bệnh thành tích … Những căn bệnh này làm ra những con người không có sự thật trong tương quan với tri thức, tương quan với người khác hay tương quan với cả chính mình. Hiện nay, một số trường đóng vai trò như một “nhà máy” trong đó có những người “thợ dạy” thay vì phải có những nhà giáo dục. Những thợ dạy này làm theo lợi nhuận hoặc có thể do thiếu trình độ do bằng cấp “không chính quy” hoặc theo bệnh thành tích … Ts mượn câu nói của thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Ro-ma “điều tốt tôi muốn tôi không làm, điều xấu tôi không muốn nhưng tôi cứ làm” (Rm7, 15).
Chính vì thế, T.s chia sẻ với các bạn trẻ là  đối với tri thức, ở bất cứ lĩnh vực nào, cấp độ nào các bạn trẻ đều phải luôn chất vấn tính chuẩn xác của những điều các bạn được dạy, được nghe. Các bạn cũng cần phải suy tư ở nhiều góc độ khác nhau, cần phải ý thức được điều mình có hay không có. Cuối cùng các bạn phải tập cách tiếp cận tri thức này như một phản ứng tự nhiên của các bạn.
Câu hỏi đặt ra cho các bạn trẻ:
Vậy trong môi trường thiếu sự thật, các bạn phải làm gì? Chúng ta có phải là tình trạng cá biệt hay không? Có phải chúng ta là những con người đáng thương giữa một XH như thế?
Câu trả lời là không. Không riêng chúng ta ngày nay mới gặp phải tình trạng này,  mà ngay thời các Tông đồ cũng đã gặp hoàn cảnh tương tự.
Sống theo tinh thần Tin Mừng:
Là người có Đức tin, chúng ta ý thức rằng mỗi việc chúng ta làm đều thể hiện mối tương quan với người khác. Cho nên, nếu chúng ta chỉ làm vì chính mình không thôi thì chúng ta là người có lỗi. Chúng ta đang sống với con người, chúng ta phải giải quyết tất cả mọi sự trong tương quan Người với Người Phải biết nhìn nhận ra các yếu đuối của mình và đừng qua sợ, thay vào đó là chấp nhận nó. Khi đó, bạn mới tha thứ cho người khác. Khi đã nhìn nhận ra cái xấu mà cứ ở lại trong đó thì đó là tội.
Sống tinh thần Tin mừng có nghĩa là phải nhìn nhận người khác, những khó khăn, lỗi lầm … và chúng ta phải đặt mình vào môi trường đó như là nghĩa vụ như là ơn Chúa ban.
Ts cũng đưa ra các câu hỏi để các bạn trẻ cùng tìm kiếm câu trả lời:
·      Bạn có thể học được gì?
-   Những gì nhà trường cho bạn?
-   Những gì bạn có thể tự tìm kiếm? bằng cách nào?
-    Đức tin có ích gì cho bạn khi học tri thức nhà trường?
·     Bạn sống tương quan thế nào?
Để nói nên tương quan, T.s trích 3 câu nói trong 3 mẩu chuyện mà chúng ta có thể nghe hay gặp trong cuộc sống hang ngày:
- Tạ ơn Chúa vì thoát tai nạn. Não trạng chúng ta nghĩ rằng người bị tai nạn là do họ phạm lỗi, và tai nạn là do Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi của họ hay là do Thiên Chúa không thương. Tai nạn là do lỗi của con người gây ra, không phải là Thiên Chúa trừng phạt hay không thương.
- Vì Chúa, tha thứ cho ngươi xúc phạm (A.Cencini): Trong câu nói này, sự tha thứ không phải trong thâm tâm người đó mà họ chỉ tha thứ cho anh em mình vì Chúa. Như vậy, mối tương quan giữa Người với Người ở đâu?
- Xin cho con cái biết được “mình là ai” : Tâm lý của người làm cha làm mẹ là luôn muốn con mình làm theo ý của cha mẹ, bắt nó sống trong tình trạng như vậy. Điều này khiến cho con cái phải mặc cảm với người khác với thực trạng của mình. Hãy để cho con cái biết “nó là ai”.
T.s đưa ra các gương chứng tá Tin Mừng để các bạn trẻ có thể bắt trước và noi theo:
Gương Terexe Calculta
Gương Đức Fx Thuận.
-    Làm sao để yêu thương?
-    Nhìn nhận bất nhất nội tâm.
-    10 Luật sống do Đức Fx viết.
·  Nguồn mạch sống?
-    Lời Chúa.
-    Thánh lễ- Bí Tích.
-     Suy tư mỗi ngày.
-     Đời sống cộng đoàn.

Buổi nói chuyện của T.s  Đỗ Mạnh Cường kết thúc bằng một số câu hỏi của các bạn trẻ xoay quanh đề tài thuyết trình. Tuy thời gian không nhiều và không thể trình bày hết những vấn đề sống Tin mừng trong môi trường giáo dục, nhưng T.s đã giúp các bạn trẻ nhìn rõ hơn một hiện trạng giáo dục và một vài hướng gợi mở cho các bạn trẻ.
Dmt

(1) Để hiểu rõ biến cố “Nhân văn – Giai phẩm” các bạn có thể tham khảo: http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/goc-nhin-nhan-van-giai-pham (hoặc tìm kiếm Google với từ khóa Nhân văn – Giai phẩm)

(2) Giáo sư Hoàng Tụy nói về giáo dục: http://www.viet-studies.info/HoangTuy_XinNoiThang.htm (hoặc tìm kiếm Google với từ khóa: Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng – Giáo sư Hoàng Tụy)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét