Giới trẻ tĩnh tâm

12/12/2013

Tĩnh Tâm Mùa Vọng

Với chủ đề: “sám hối để đón Chúa”, giới trẻ Đức Mẹ Lên Trời đang cùng với Giáo Hội sống tâm tình Mùa Vọng theo ba chiều kích của thời gian: là hướng về quá khứ, Chúa đã đến khi Ngài giáng sinh trên cánh đồng Belem. Kế đến là hướng tới tương lai, Chúa sẽ đến trong ngày cánh chung. Cuối cùng là Chúa đến từng giây phút hiện tại.
Trong tâm tình đó, ngày 8/12/2013 gần 120 các bạn trẻ nam và nữ đang sinh hoạt tại các lưu xá của Dòng Anh em Đức Mẹ Lên Trời, Tận hiến Đức Mẹ Lên Trời, Tiểu Muộn Đức Mẹ Lên Trời, Dòng Ursuline và các lưu xá do quý thầy, quý nữ tu Dòng Đức Mẹ Lên Trời đồng hành đã quy tụ tại Đan Viện Biển Đức Thiên Phước - Thủ Đức để tĩnh tâm. Trong ngày tĩnh tâm, các bạn trẻ đã được hướng dẫn bởi Cha Giu-se Nguyễn Tiến Dũng, OFM và cha Phê-rô Lê Viết Thắng, AA với hai đề tài: Hãy chạnh lòng thương, đừng vô cảm và sám hối theo tinh thần Tin Mừng.Với hai đề tài này, cha giảng phòng đã nếu bật được thực trạng sống nơi giới trẻ ngày nay : vô cm với tha nhân và vô cảm với Thiên Chúa. Thực tế này đã được Đức Giáo Hoàng Pio XII diễn tả một cách ấn tượng : « tội của thế kỷ chúng ta là mất cảm thức về tội ». Dựa vào Lời Chúa, hai cha giảng phòng đã giúp các bạn sinh viên đi vào hành trình sám hối để trở về với Chúa tình yêu.
Hành trình này được khởi đầu bằng sự cảm nhận tình yêu Thiên Chúa và nhận thức  tội lỗi nơi bản thân. Nguyên nhân làm cho người trẻ ngày nay đánh mất ý thức về tội lỗi của mình là căn bệnh “vô cảm”, đây cũng là chủ đề chính của ngày tĩnh tâm. Đề tài chia sẽ đầu tiên mà cha Giu-se đã giúp các bạn trẻ quay trở về chính nội tâm để nhận ra sự vô cảm của mình. Bởi vì chính sự vô cảm đã làm cho chúng ta dửng dưng trước cuộc sống của chúng ta cũng như của người khác. Nó đã làm khô cứng tâm hồn chúng ta. Nguy hiểm hơn nó làm chúng ta mất đi cảm thức về tội lỗi, mất đi khả năng chạnh lòng thương (Mt 9,36) trước nỗi đau của người xung quanh. Khi chúng ta không ý thức về thân phận tội lỗi của mình, về tình thương của Chúa thì chúng ta khó có khả năng sám hối cách đích thực.
Sám hối chính là khiêm nhường đặt mình trước tình yêu của Đấng Siêu Việt, một tình yêu trở nên thước đo và điểm mốc cho cuộc sống của chính mình. Đây là ý tưởng chính mà cha Phêrô Lê Viết Thắng đã chia sẻ trong buổi chiều của ngày tĩnh tâm. Theo cha giảng phòng, con người đạt tới sự sám hối khi ý thức tội lỗi, khi nhận thấy giữa tình yêu Thiên Chúa và tội lỗi có sự mâu thuẫn trái nghịch. Qua dụ ngôn Người Cha nhân hậu trong Tin Mừng (Lc 15,11-32). Cha giảng phòng đã nêu lên một cách cụ thể về thái độ thiếu trưởng thành của hai người con trong d ngôn: người con út xin chia gia tài để chọn một cuộc tự do hơn, anh ta nghĩ rằng người cha đã giới hạn tự do vàanh không th làm được điều anh thích. Ngược lại, người con trưởng ở trong nhà cha mà con tim ở ngoài cha, gần về mặt thể xác, nhưng xa trong tâm tưởng, và tương quan giữa cha và con chỉ là người làm công. Cha giảng phòng mời gọi các bạn trẻ khám phá ra bản thân nếu có những điểm giống như hai người con hoang đàng, thì tất cả được mời gọi trở về. Trở về trong quan niệm cũng như trong quan hệ của mình với Thiên Chúa. Điều này được cha minh họa rõ qua cuộc đời và hành trình sám hối của thánh Augustino, bao gồm hai yêu tố trong việc sám hối : thay đổi về mặt nhận thức, thay đối về mặt cuộc sống.
Vâng, ngày tĩnh tâm khép lại với những giây phút thinh lặng, hồi tâm và tạ ơn qua giờ Chầu Thánh Thể và giờ kinh Phụng vụ buổi chiều. Tuy nhiên, hành trình sám hối và Mùa Vọng vẫn tiếp nối và kéo dài từng giây, từng phút trong cuộc sống thường ngày. Điều quan trọng là con người có nhận ra được tình yêu thương và lòng thương xót qua mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Thiên Chúa hay không? Câu hỏi này như là lời mời gọi các bạn sinh viên Đức Mẹ Lên Trời phải biết nội tâm hóa qua đời sống cầu nguyện, và cụ thể hóa qua những việc làm yêu thương.
BTC


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét